QUY ĐỊNH MỚI CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Thứ tư - 19/04/2023 23:50 47 0
Ngày 07/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Theo đó, Nghị định quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).
Dưới đây là một số nội dung trọng tâm của Nghị định 149/2018/NĐ-CP:
Về đối tượng áp dụng: Là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động; doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này; không áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc: thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động; thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Những nội dung người sử dụng lao động phải công khai, bao gồm: Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh; nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia; nghị quyết Hội nghị người lao động; việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có); việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Đối thoại tại nơi làm việc: được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Bên cạnh các quy định nêu trên, Nghị định còn quy định rõ nội dung người sử dụng lao động phải công khai; nội dung người lao động được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.
Nguồn: Trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam
loading...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

qoffice
logobantin copy
logokn
ytuong
 
spkn
mau song
 
433 5ee32b5194db5xws
 
TIN XEM NHIỀU
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay71
  • Tháng hiện tại2,085
  • Tổng lượt truy cập168,673

LIÊN KẾT WEBSITE

dg
dulichdonggiang
cai cach hanh chinh dong giang
truyenhinhdonggiang
thongtintruyenthong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây